Binh nghiệp Dương_Văn_Dương

Năm 1940 cùng với em ruột (có tài liệu là cùng cha khác mẹ) là Năm Hà vào làm công nhân cho hãng đóng tàu Nichinan của Nhật (có khuynh hướng thân Nhật). Sau đó Ba Dương lập ra Thanh niên cảm tử đoàn (còn gọi là hải quân Bình Xuyên) toàn là dân thuộc giới giang hồ, em út ông, trụ sở đặt tại chợ Tân Qui (thuộc Nhà Bè).

Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, ông bỏ làm việc ở hãng đóng tàu Nichinan về Tân Qui sau khi cướp được một số súng của quân đội Nhật để võ trang cho lực lượng mình gọi là Bộ đội Ba Dương.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông dạy võ cho Thanh niên Tiền phong Cần Giuộc, tham gia cướp chính quyền. Sau khi quân Anh – Pháp gây hấn, Dương Văn Dương thống nhất Bộ đội Ba Dương và một số các lực lượng quân sự tự phát lại thành bộ đội Bình Xuyên. Tháng 11 năm 1945, ông được cử làm chỉ huy trưởng các lực lượng Nhà Bè, Tân Thuận, Bình Đông ở Mặt trận số 4, bao vây mặt nam Sài Gòn.

Sau khi Nguyễn Bình, đặc phái viên Trung ương Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào Nam Bộ, các lực lượng vũ trang chống Pháp được tổ chức lại. Lực lượng do Dương Văn Dương lãnh đạo, là lực lượng quân sự mạnh nhất ở Đông Nam Bộ, được tổ chức thành các chi đội, hợp thành Liên khu Bình Xuyên. Tháng 12 năm 1945, Dương Văn Dương được Nguyễn Bình chỉ định chức vụ làm khu bộ phó khu 7 (phụ trách địa bàn Đông Nam Bộ).

Đầu năm 1946, Dương Văn Dương chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa. Không may, ông bị máy bay Spitfire của Pháp bắn chết tại ấp Hồ Sen xã Bình Thành huyện Giồng Trôm vào ngày 20 tháng 2 năm 1946, tức ngày 19 tháng 1 năm Bính Tuất (có tài liệu cho rằng ông tử trận vào mùng 6 Tết Bính Tuất, tức ngày 7 tháng 2 năm 1946).

Liên quan